Gà bị khò khè – Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng bệnh

Gà bị khò khè là một trong các triệu chứng bệnh hay gặp đối với gà. Tuỳ thuộc theo các dấu hiệu khác nhau để chúng ta có thể nhận định được bệnh và có những cách chữa trị khác nhau. Sau đây là một vài phân tích của Dagathomo360 về các dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán bệnh, cách chữa trị và ngăn ngừa gà bị khò khè.

Triệu chứng gà bị khò khè

Gà thở khò khè là bệnh gì? Gà mắc phải triệu chứng khò khè sẽ có dấu hiệu từ sự biến đổi hơi thở và thường đi kèm với các dấu hiệu khác nhau. Một số dấu hiệu nhận biết khi theo dõi trên gà có thể thấy:

  • Gà không nhanh nhẹn, uể oải và ngồi yên: Tiếng khò khè tại phổi sẽ khiến gà bị suy hô hấp và gà bị khò khè khó thở, khi ấy nguồn oxy cấp cho khả năng vận động thường ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là dấu hiệu đi kèm có xác suất cao nhất của triệu chứng khò khè.
  • Gà biếng ăn, lười ăn: Qua thời gian theo dõi, nếu người chăn nuôi phát hiện ra gà của bản thân bị biếng ăn hoặc lười ăn thì có thể theo dõi tiếng thở của gà. Trong trường hợp phát hiện gà đang bị khò khè có thể giúp xác định bệnh và điều trị dễ dàng hơn.
  • Gà bị xù lông, rụng lông: Nếu người chăn nuôi thấy tình trạng khò khè kéo dài xảy ra suốt một thời gian nhất định thì có thể dẫn đến tình trạng gà bị xù lông và gầy guộc, yếu ớt.
  • Phân gà “bất thường “: gà bị khò khè nặng tình trạng suy hô hấp sẽ dẫn đến tổn thương cho cả hệ thống hô hấp, khi đó gà có thể đi phân loãng, đi phân có máu hoặc phân xanh.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gà bị nấm họng khò khè? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khò khè 

Để chẩn đoán một loại bệnh trên gà có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mọi người có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng gà bị hen khò khè như sau:

Những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khò khè 
Nguyên nhân gà bị khò khè – Môi trường không đảm bảo
  • Gà bị bệnh khò khè nhiễm rét: Gà là một loại động vật có đòi hỏi tương đối nghiêm ngặt về các điều kiện nhiệt độ. Trong điều kiện nhiệt độ sang đông bất ngờ, gà không thể thích nghi ngay với nền nhiệt mới và dẫn đến tình trạng ớn rét hay khò khè hơi thở.
  • Gà bị hen: Khi gà gặp loại bệnh trên nếu kéo dài nhiều ngày sẽ càng khó khăn chữa trị.
  • Gà thể trạng kém, di truyền: Một số cá thể gà khi sinh ra đời có thể bị khò khè bẩm sinh hoặc được di truyền bởi thế hệ bố mẹ cũng sẽ bị khò khè hơi thở. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, người chăn nuôi gà sẽ không phát hiện và hay bỏ qua các dấu hiệu nhận biết ban đầu.
  • Môi trường sống ẩm ướt: Khi chăn nuôi gà trong điều kiện nhiều bụi, bẩn hay không được vệ sinh sẽ khiến cho gà bị mắc rất nhiều loại bệnh ngoài da và hô hấp khác nhau, trong đó có khò khè hơi thở.
  • Do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium: Đây là loại vi khuẩn phổ biến trên gà có thể gây suy hô hấp hình thành nên tiếng khò khè. Thông thường, loại vi khuẩn trên có thể lây lan dọc theo luồng khí hoặc di truyền qua gà mẹ khi ấp hoặc tiếp xúc lúc nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Gà Chọi Bị Rút Gân – Cách Chữa Trị Đơn Giản Mà Sư Kê Nên Biết

Một số cách chữa gà bị khò khè phổ biến hiện nay

Gà bị khò khè cho uống thuốc gì? Tuỳ theo tình trạng bệnh mà người chăn nuôi có thể áp dụng một số phương pháp điều trị phổ biến như sau. Có khá nhiều phương pháp chữa trị bệnh Gà bị khò khè. Với những ai nuôi Gà chọi hoặc chăn nuôi nhỏ, có thể sử dụng một số mẹo dân gian như gừng, lá trầu…

Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp trên không cao, không điều trị bệnh dứt điểm. Khi có điều kiện, bệnh sẽ tái phát. Hơn nữa, thời gian điều trị bệnh lâu dài, tốn nhiều thời gian công sức. Muốn điều trị hiệu quả, triệt để, nhanh, cần sử dụng thuốc Tây. Sau đây là cách chữa bệnh gà bị khò khè với thuốc Tây.

Cách chữa Gà bị Khò Khè Và Sưng Mắt

Gà bị khò khè sưng mắt do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây ra. Mycoplasma ở trong trứng gà và gây bệnh khi có yếu tố gây stress như thời tiết thay đổi thất thường, chế độ ăn uống kém, tiêm phòng…

  • Dùng chất điện giải: BIO VITA-ELECTROLYTES, BIO-VITASOL hoặc BIO-C.ELECTROLYTES và các loại vitamin để tăng cường khả năng kháng bệnh trên đàn gà.
  • Đối với những vùng mầm bệnh đã đề kháng với các loại kháng sinh trên, cách chữa bệnh cho gà bị khò khè nên chuyển sang sử dụng BIO-TOBCINE, BIO-MARCOSONE, BIO-GENTA-TYLOSIN để điều trị sẽ có hiệu quả cao hơn. Trích 1 trong 3 khánh sinh trên để sắc thuốc cho dùng BIO-BROMHEXINE.
Gà bị khò khè – Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng bệnh
Gà con bị khò khè sưng mắt – cách chữa gà bị sưng mắt khò khè

Cách chữa gà bị khò khè đi kèm ủ rũ, uể oải

Trong trường hợp gà bị khò khè đi kèm theo những dấu hiệu mỏi mệt và uể oải, hoặc bầy gà đã bị chết 1 số cá thể thì người chăn nuôi có thể sử dụng Doxycyclin theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh thương hàn và có thể dẫn đến chết gà nếu không điều trị sớm.

Cách chữa cho gà thở khò khè kèm phân màu nâu

Triệu chứng gà đi phân màu nâu cùng lúc thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh dịch tả. Đây là căn bệnh rất phổ biến và có khả năng lây lan cao. Cách trị gà bị khò khè sổ mũi, người chăn nuôi cần tiêm chủng vacxin Newcastle cho toàn thể bầy gà.

Các cá thể mới mắc bệnh sẽ có triệu chứng nhưng những cá thể đã mắc bệnh sẽ hết bệnh nếu được nuôi dưỡng tốt hơn nữa.

Trị gà bị khò khè không có nước mũi

Trong những loại bệnh hay gặp, vi khuẩn E. Coli trên gà mẹ và IB Virus trên gà con cũng có khả năng gây nên tình trạng gà bị khò khè mãn tính làm tổn hại cho khả năng hô hấp của gà. Đặc điểm nhận biết đầu tiên của 2 loại bệnh trên đều là khò khè nhưng không có nước mũi hay nước mắt.

Cách chữa gà bị khò khè sổ mũi, người chăn nuôi gà có thể cho gà uống các loại thuốc sau:

  • Nhiễm E. Coli: Cho gà uống vắc xin Florfenicol và Doxycyclin.
  • Gà con nhiễm bệnh IB Virus: Sử dụng kháng sinh IB để rửa họng cho toàn bầy gà con.

Gà khò khè có đờm kèm nước mũi màu xanh

Gà bị khò khè – Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng bệnh
Gà bị khò khè cho uống thuốc gì – Thuốc tiêm cho gà bị khò khè

Trong trường hợp gà bị chảy nước mũi khò khè mũi màu xanh lam có khả năng cao gà đang mắc các triệu chứng bệnh viêm hô hấp mãn tính. Có hai cách giúp điều trị căn bệnh trên gồm:

  • Cho gà uống thuốc tiêm có chứa tối thiểu 1 hoặc 2 hoạt chất Tylosin và Tilmicosin.
  • Trong trường hợp áp dụng cách chữa gà bị khò khè lên đờm dạng uống có thể sử dụng thuốc có chứa Gentatylo hoặc Lincospecto.
  • Ampi-Coli Pharm là thuốc trị Gà bị khò khè, gà ốm, gà sốt, tiêu chảy, thương hàn… ở Gà. Sản phẩm được phân phối bởi Pharmavet Group, được nhiều trang trại sử dụng rộng rãi.

Chữa cúm trên gà

Bệnh cúm có thể được coi là một trong các loại bệnh nghiêm trọng và gây tổn thất nặng nhất trong lịch sử những loại bệnh trên động vật cho đến hiện nay. Căn bệnh cúm có mức độ lây nhiễm rất cao và quãng thời hạn từ lúc mắc bệnh dịch cho đến lúc chết của gà là cực kỳ ngắn.

Nếu người chăn nuôi phát hiện gà chết nhanh khi khò khè từ sau 1 – 2 ngày, số gia cầm trong bầy chết ngày càng nhiều và cơ thể có nhiều triệu chứng xuất huyết cần phải nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm và đến ngay cơ sở y tế.

Xem thêm: Bà con đã biết cách trị gà bị nhớt miệng khỏi 100% hay chưa?

Một số cách chữa gà bị khò khè dân gian hiệu quả

Cách chữa gà bị khò khè dân gian đã được áp dụng và chứng minh khả năng hữu hiệu qua nhiều năm nay. Bà con có thể áp dụng các bài thuốc sau:

Một số cách chữa gà bị khò khè dân gian hiệu quả
Một số cách chữa gà bị khò khè bằng tỏi

Cách chữa gà bị khò khè bằng tỏi : Đối với nước uống của gà, người chăn nuôi cho thêm 1 ít lát tỏi giã dập. Áp dụng ngày hai lần sáng chiều, sau khoảng 2 – 3 ngày bệnh tình của gà chọi sẽ thuyên giảm.

  • Sử dụng tỏi cho gà: Đun 100gr tỏi trong 10 lít nước khoảng 30 phút. Sau đó lấy nước cho gà uống và tỏi pha với dung dịch cám gà. Từ 3 – 4 ngày áp dụng, bệnh tình của gà chọi sẽ được thuyên giảm đáng kể.
  • Sử dụng nước cốt trầu không: Người chăn nuôi nghiền nát trầu không với một chút muối ăn, vắt lấy nước cốt rồi trộn với thuốc uống của gà. Áp dụng ngày hai buổi sáng chiều cho đến khi có dấu hiệu giảm và dứt hẳn.

Cách trị gà đá bị khò khè chữa theo phương pháp dân gian chỉ có thể áp dụng cho gà kiểng và gà chọi khi được nuôi dưỡng với lượng ít. Ngoài ra, người chăn nuôi nên áp dụng các cách này khi dấu hiệu bệnh chỉ đơn giản là gà thở khò khè và không xuất hiện với các triệu chứng khác.

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin giải đáp tình trạng gà bị khò khè cùng một số cách điều trị gà bị khò khè . Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức bổ ích về gà chọi, hãy theo dõi Dagathomo360 được rất nhiều đọc giả yêu thích hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *